THIẾT KẾ WEBSITE TẠI PHÚ THỌ
Xã hội

Đẩy nhanh chuyển đổi công nghệ lò gạch cũ ở Phú Thọ

Nhiều lò gạch đất sét nung sử dụng công nghệ lò vòng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang dần chuyển sang công nghệ mới (lò tuynel), an toàn đối với môi trường. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu do việc hồ sơ pháp lý và việc giải ngân tại ngân hàng còn chậm.

Thời gian qua, trên địa bàn một số huyện ở Phú Thọ như Thanh Thủy, Thanh Sơn và Thanh Ba của tỉnh Phú Thọ tồn tại một lò gạch công nghệ cũ, lạc hậu trong quá trình hoạt động phát tán mùi, khói, bụi gây ô nhiễm môi trường.

Đáng nói, đây là công nghệ lò vòng, đốt than đá, theo quy định của Chính phủ phải dừng hoạt động vào năm 2020.

Một số người dân sống gần lò gạch cho biết, việc đốt gạch ở quê thì trước đây nhiều, đa số là lò tự phát của người dân. Hiện nay đã đỡ hơn nhiều, chỉ còn một số lò của các công ty, hoạt động quy củ hơn.

Theo người dân, vào những ngày trời u ám, sương mù thì vẫn có mùi khét của khói lò, cho nên nếu chuyển được lò gạch vào các khu, cụm công nghiệp, xã khu dân cư là tốt nhất.

Anh Mạnh, chủ một lò gạch ở Phú Thọ cho biết, trước đây khi chưa có công nghệ lò tuynel thì tất cùng đầu tư lò gạch theo công nghệ lò vòng. Sau khi có chủ trương chuyển đổi sang công nghệ thân thiện môi trường, nhà máy gạch của anh đã được các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ cấp phép chuyển đổi công nghệ sang lò tuynel. Hiện đã lắp đặt thiết bị, nhà xưởng đạt hơn 70% khối lượng công việc.

“Nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đơn vị phải dừng lại một thời gian, hiện nay đang tiếp tục làm việc với ngân hàng cho vay vốn để đẩy nhanh hoàn thiện việc chuyển đổi lò theo công nghệ mới. Nếu mọi việc suôn sẻ, cuối năm chúng tôi sẽ hoàn thiện chuyển đổi sang công nghệ mới theo quy đinh”, anh Mạnh cho biết.

Còn theo lãnh đạo một số xã có lò gạch trên địa bàn cho biết, các lò gạch đã tồn tại lâu, tạo công ăn việc làm cho nhiều nhân công tại địa phương. Hiện tất cả đều đang cam kết chuyển hết sang công nghệ lò tuynel, thân thiện với môi trường, tuy nhiên sau dịch Covid-19 việc này bị chậm lại.

Việc sản xuất gạch nung bằng công nghệ lò vòng, lò cải tiến không chỉ gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí, mà còn gây lãng phí tài nguyên, tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng bởi các doanh nghiệp đầu tư bài bản cho công nghệ mới để thay thế công nghệ sản xuất gạch nung kiểu thủ công.

Trước thực trạng trên, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ đôn đốc, gỡ vướng mắc để các lò gạch sớm hoàn thiện việc chuyển đổi sang công nghệ lò thân thiện, an toàn với môi trường.

Giám sát hoạt động san hạ cốt nền, vận chuyển đất dư thừa

UBND tỉnh Phú Thọ vừa có công văn số 3179/UBND-NNTN, do ông Phan Trọng Tấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ ký, yêu cầu UBND huyện, thành, thị thường xuyên kiểm tra, giám sát các trường hợp được chấp thuận cải tạo mặt bằng, san hạ cốt nền có vận chuyển đất dư thừa để đắp nền công trình thuộc địa bàn quản lý.

Văn bản yêu cầu UBND các huyện, thành, thị chỉ chấp thuận cải tạo mặt bằng, san hạ cốt nền có vận chuyển đất dư thừa theo đúng quy định tại Quyết định số 3120/QĐ- UBND ngày 30/11/2020 đối với các trường hợp cần thiết (làm nhà ở; cải tạo đối với các khu vực đất sản xuất nông nghiệp cao, dốc; thực hiện dự án được phê duyệt; các trường hợp cần đất để đắp nền công trình cho các công trình, dự án quan trọng…).

“Tạm dừng, thu hồi văn bản chấp thuận đối với các trường hợp thi công không đảm bảo an toàn lao động, ảnh hưởng an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng hoạt động cải tạo mặt bằng, san hạ cốt nền để khai thác trái phép khoáng sản”, văn bản nêu rõ.

Trường hợp cải tạo mặt bằng, hạ cốt nền trên đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất…) phải thực hiện đúng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế quản lý hoạt động cải tạo mặt bằng, hạ cốt nền có vận chuyển đất dư thừa để đắp nền công trình trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 3120/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND tỉnh.

Mặt bằng sau khi hạ cốt, san nền phải đảm bảo đúng theo phương án được phê duyệt (phải có mặt bằng để thực hiện phương án chuyển đổi cây trồng, thực hiện dự án đã phê duyệt).

Đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thi công san gạt, hạ cốt nền phát hiện có khoáng sản, phải tạm dừng hoạt động san gạt, hạ cốt nền; báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định.

Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/day-nhanh-chuyen-doi-cong-nghe-lo-gach-cu-o-phu-tho-post1114840.vov

Phutho247

PhuTho247 là Blog chia sẻ tin tức chọn lọc. Tất cả các bài viết đều được ghi rõ nguồn. PhuTho247 không chịu trách nhiệm về các bài viết trên PhuTho247.com

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button